Vạn vật đều có mỗi quan hệ lẫn nhau, trong đó có cái này chuyển hóa hay sinh cho cái khác và ngược lại là khắc chế và chống chọi. Từ đó mà tạo ra thế giới vật chất trong đó có con người chũng ta cũng có mỗi quan hệ sinh - khắc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ngũ hành Tương sinh, tương khắc -         Trong thế giới vật chất có muôn màu, vạn vật; con người cũng có nhiều loại người. Nhưng dù đa dạng hay phức tạp thế nào đi nữa đều được quy thành các ngũ hành, “- ,+” cụ thể. Và trên thực tế được chia thành 5 ngũ hành tất cả: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa. Trong 5 ngũ hành này lại có mối quan hệ tương sinh, có mỗ quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng. -         Mối quan hệ ngũ hành tương sinh: Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật. 

Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:


 KIM sinh THỦY 
 THỦY sinh MỘC 
 MỘC sinh HỎA 
 HỎA sinh THỔ 
 THỔ sinh KIM.

Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

-         Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:


 KIM khắc MỘC. 
 MỘC khắc THỔ. 
 THỔ khắc THỦY. 
 THỦY khắc HỎA. 
 HỎA khắc KIM.
 
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời, nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

-         Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

 Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
 Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. 
 Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. 
 Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 
 Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

-         Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. 
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

 Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy. 
 Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu. 
 Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt. 
 Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 
 Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
  Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Cử đàn ông chỉ cách chọn chồng cha me sao nguyệt đức tà linh mơ thấy cầm tay bói nghề nghiệp khử những nét phá tướng ở phụ nữ Vang Sử dụng nến trong Phong Thủy cay phong Mà y lê quý đôn lạc chòm sao nam chung tình Sao Địa Không lễ hằng thuận mạng mộc hợp màu nào bị thánh vật luẠn điềm xui hóa giải đường đâm thẳng vào nhà mái tóc ĐÊM GIAO THỪA hưởng thụ tảo Phòng Bếp xem tử vi Hóa giải sao xấu và hạn Thái mũi kiếm hoÃ Æ bao quy đầu chảy máu Người tuổi tý 4 mục Phong thủy là gì bảo bình khi hết yêu Guong tu Vi tron doi Khi kỷ lục người sống lâu nhất thế bạn sẽ có số giàu sang Cách ghen tuông và các sao ghen trong tử vi tấi bán đoản kiếm Co bác thôi tuoi dần Tang Đố Mộc Treo dây thường xuân đón bình an và may